Các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng vacxin cho trẻ sơ sinh là gì? là câu hỏi đang nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các mẹ bỉm sữa. Trẻ em sau khi sinh ra phải tiêm rất nhiều loại vacxin để tăng sức đề kháng và khả năng chống chọi bệnh tật cho cơ thể, tuy nhiên có nhiều trẻ lại gặp phải hiện tượng phản ứng lại khi tiêm vacxin như vết tiêm sưng tấy, trẻ quấy khóc nhiều, sốt nhẹ,…khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Để giúp các mẹ hiểu hơn về vấn đề này, mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân dẫn đến phản ứng sau tiêm chủng
Là phản ứng của từng cá nhân đối với các thành phần có trong vắc xin, bao gồm các phản ứng thông thường và phản ứng hiếm gặp.
Hầu hết các phản ứng liên quan tới vắc xin là nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên vẫn có những phản ứng nghiêm trọng liên quan tới vắc xin rất hiếm gặp.
Phản ứng liên quan tới chất lượng của vắc xin có thể do khiếm khuyết xảy ra trong quá trình sản xuất vắc xin và làm tăng nguy cơ các phản ứng sau tiêm chủng.
Hiện tại, rất hiếm gặp phản ứng sau tiêm chủng do khiếm khuyết về chất lượng của vắc xin. Việc kiểm định vắc xin trong quá trình sản xuất, trước khi được phép xuất xưởng và trước khi sử dụng cũng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo vắc xin có chất lượng tốt nhất và đảm bảo an toàn đối với người sử dụng.
Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng bao gồm phản ứng liên quan quá trình bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vắc xin không đúng. Những phản ứng này đều có thể phòng ngừa được.
Việc thực hiện đúng các quy định trong vận chuyển, bảo quản vắc xin, cùng hoạt động thực hành tiêm chủng đúng quy trình, hoặc các thực hành tiêm chủng khác như sử dụng bơm kim tiêm tự khóa an toàn luôn luôn được chú trọng.
Đây là phản ứng của cơ thể do sự lo lắng quá mức với tiêm chủng. Phản ứng này hay gặp ở nhóm trẻ lớn, người lớn, đặc biệt trong các đợt tiêm chủng cho nhiều đối tượng.
Là phản ứng sau tiêm không phải do vắc xin hay sai sót tiêm chủng,…mà là do bệnh lý sẵn có của đối tượng được tiêm chủng. Phản ứng có thể xảy ra trùng hợp với thời điểm tiêm chủng và đôi khi có thể bị cho là do tiêm chủng vắc xin.
Tác dụng phụ khi tiêm phòng vắc xin cho trẻ
Cảm giác sợ hãi hoặc “ám ảnh về kim tiêm” là một tác dụng phụ thường thấy khi cho trẻ tiêm vắc-xin. Nếu các bé cảm thấy lo lắng, sợ hãi thì các mẹ nên giữ bình tĩnh cho bé, an ủi và làm phân tâm bé.
Nhiều bé có thể có phản ứng ngay sau khi tiêm. Đó có thể là hiện tượng sưng tấy, đau, đỏ ửng hoặc tím ở vùng da xung quanh mũi tiêm.
Các mẹ nên tiến hành lấy một miếng vải lạnh chườm xung quanh có thể giúp loại bỏ sự khó chịu đó cho bé.
Sau khi tiêm vắc-xin, các bé có thể xuất hiện những tác dụng phụ có triệu chứng gần như cúm (sốt nhẹ, đau bụng, nôn,…)
Vắc-xin hoạt động giống như một sự lây nhiễm, tuy nhiên sự lây nhiễm này không gây bệnh mà nó có tác dụng luyện tập cho cơ thể phát triển những phản ứng đúng.
Cách xử lý tác dụng phụ khi tiêm phòng cho trẻ
Bạn cần chườm lạnh cho bé để mau chóng giảm đau. Sau 24 giờ tiếp theo, bạn có thể chườm nóng để vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Với trường hợp trẻ sốt nhẹ trên 38-38,5 độ C thì bạn cần thực hiện các thao tác như sau:
Nếu bé sốt cao trong vòng 24 tiếng thì mẹ cần cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt. Phần lớn các hiện tượng sốt như vậy là lành tính cho thấy cơ thể của trẻ đang phản ứng và thích nghi với thuốc tiêm chủng.
Một số trường hợp trẻ sốt cao có dấu hiệu co giật có liên quan đến cơ địa thể chất ở từng trẻ, bố mẹ cần bình tĩnh để có xử lý đúng mức.
Sau khi được y bác sĩ tiêm xong, mẹ nên để trẻ ở lại cơ sở y tế từ 15-30 phút để trẻ có thời gian nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi sớm các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ chỉ có biểu hiện quấy khóc, bồn chồn không yên thì tiếp tục theo dõi sau 12 giờ sau tiêm chủng, vì đây là dấu hiệu bình thường.
Nếu bé quấy khóc liên tục, không ngủ, cơ thể mệt mỏi, da khô vì mất nước thì cần đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.
Trong một số loại vắc xin có chứa chất neomycin và polymicin gây kích thích mẩn ngứa cho trẻ. Với những trường hợp thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi tích cực hoặc có thể kê thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần hết sức thận trọng đối với trẻ có tiền sử da nhạy cảm.
Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích ở bài viết trên có thể giúp mẹ hiểu hơn về vấn đề liên quan đến phản ứng phụ sau khi tiêm phòng vacxin cho trẻ sơ sinh để có được hướng chăm con tốt nhất.
Chúc các mẹ và bé mạnh khỏe!